Giới thiệu về bộ tem bưu chính "Hoa Đỗ Quyên"

Bình luận
Tiếp nối về loạt tem chủ đề hoa, hôm nay tôi xin được giới thiệu với các bạn bộ tem bưu chính của Việt Nam về "Hoa đỗ quyên" - bộ tem đã được phát hành vào ngày 1/8/2009 bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ tem gồm 4 mẫu với các giá mặt: 500đ, 1.200đ, 4.500đ và 14.500đ, giới thiệu những loài Đỗ quyên tiêu biểu có ở Việt Nam. Đó là đỗ quyên hoa trắng nhị vàng, đỗ quyên hoa đỏ, đỗ quyên hoa vàng, Hoa chuông.

Bộ tem bưu chính "Hoa đỗ quyên"
Bộ tem bưu chính "Hoa đỗ quyên"
Đỗ quyên (Rhododendron, Azalea) là một trong những loài hoa cảnh rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới bởi vẻ đẹp dịu dàng của nó. Cây thuộc họ Thạch nam (Ericaceae), có nguồn gốc ôn đới, mọc nhiều ở những vùng núi cao, thích hợp với khí hậu mát mẻ quanh năm. Đỗ quyên rất sợ nắng và nơi không thoát nước (vì thế Đỗ quyên còn được gọi là họ cây khô). Đỗ quyên rất đa dạng phong phú về chủng loại, kích cỡ và màu sắc.

 
Hoa đỗ quyên


Đỗ quyên có đặc điểm là cây bụi và lớn (hiếm), những loài nhỏ nhất cao chừng 10-100 cm, loài lớn nhất (Rhododendron giganteum) được ghi nhận là cao tới 30 m. Lá cây xếp theo hình xoắn ốc; kích thước lá có thể từ 1-2 cm tới hơn 50 cm, ngoại lệ là Rhododendron sinogrande có lá dài 100 cm. Đỗ quyên có thể là cây thường xanh hoặc cây rụng lá theo mùa. Ở một số loài, mặt dưới lá có phủ vảy hoặc lông tơ. Một số loài nổi tiếng vì hoa nở thành chùm lớn. Có các loài vùng núi có hoa và lá nhỏ, và một số loài nhiệt đới sống bám ở dạng tầm gửi.

Trên thế giới, Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mỹ, vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, khá phổ biến ở Nhật và Bắc Triều Tiên. Việt Nam có khoảng 29 loài Đỗ quyên phân bố ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, làng Trình Xuyên bên bờ sông Trà Lý phụ cận thành phố Nam Định...


FDC của bộ tem


FDC của bộ tem



Đọc thêm

Bộ tem bưu chính về hoa đại

Bình luận
Hoa đại rất phổ biến ở Việt Nam, với 2 loại hoa đại đỏ và đại trắng. Để giới thiệu loài hoa này, ngày 15/5/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành bộ tem “Hoa đại”, gồm 2 mẫu tem:

- Mẫu 2-1, giá mặt 2500đ: Hoa đại Plumeria rubra L.
- Mẫu 2-2, giá mặt 8500đ: Hoa đại lá tù Plumeria obtusa L.


bộ tem bưu chính hoa đại
Bộ tem Hoa đại
Hoa đại là loài thực vật thuộc chi Đại, họ Trúc đào, có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam, loài hoa này khá phổ biến với các tên gọi như hoa đại, hoa sứ hay chăm-pa. Cây hoa đại có thể cao 7-8 m, hoa có màu đỏ, trắng hay vàng, thường được trồng nhiều trong vườn bách thảo, đền chùa và nghĩa trang.

Được thiết kế bởi họa sĩ Nguyễn Du (thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam), theo phong cách đồ họa với màu sắc rõ ràng, mạnh mẽ, 2 mẫu tem "Hoa đại" là các mẫu tem tràn lề, khuôn khổ 43 x 32mm, có các giá mặt tem lần lượt là 2.500 đồng và 8.500 đồng. Tem được in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn (có tráng keo mặt sau) tại Công ty TNHH một thành viên In tem Bưu điện (TP.HCM).
Đọc thêm

Bộ tem bưu chính Việt Nam: "Hoa địa lan " phát hành ngày 01-03-2008

Bình luận

Bo-tem-hoa-dia-lan
Bộ tem "Hoa địa lan"

Bộ tem được thiết kế với phong cách tả thực, miêu tả vẻ đẹp kiều diễm của 4 loài địa lan: Kim Tán, Lan Lá Gấm, Lan Lá Cau, Kiều Lan Sọc Trắng. Đây cũng là bộ tem trình làng của một cây cọ mới trong làng thiết kế tem - họa sĩ Lại Phương Lan.
Khi nói đến địa lan, người ta luôn liên tưởng ngay đến Cymbidium – Chi Lan Kiếm như một tên gọi nôm na riêng, nhưng không phải vậy. Tuy không nhiều chi loài như phong lan, nhưng địa lan bao gồm khoảng 150 chi với hàng ngàn loài khác nhau.

Địa lan có thể chia làm 2 nhóm tuỳ theo cấu trúc và cách sống trên đất của chúng. Nhóm sống hoàn toàn trong đất - thường có hệ rễ cái bò ngang ngầm dưới mặt đất. Ở mỗi đoạn lại nảy một cây mới, khiến lan mọc thành từng cây gần nhau. Nhóm thứ hai là nhóm có thân củ sống trên mặt đất, hệ rễ mạnh với nhiều rễ nhỏ bò lan trên mặt đất. Cây con phát triển từ gốc củ mẹ, nên nhóm lan này sống thành từng bụi, lùm nhỏ. Địa lan phát triển ở những khu vực có khí hậu lạnh, ẩm độ tương đối thấp và độ thông thoáng cao: Châu Âu và Bắc Mỹ, Châu Phi, Châu Á,..

FDC
FDC

MAXICARD

Lan-kim-tan
Lan Kim tán

Lan-la-cau
Lan lá cau

lan-kieu-soc-trang
Lan Kiều sọc trắng

 
tem lan lá gấm
Lan lá gấm




Đọc thêm

Tem bưu chính Việt Nam - "Hoa lan"

Bình luận
Hoa Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa và là một trong những họ lớn nhất của thực vật (trên 22.000 loài), phân bố trên hầu hết các vùng của thế giới và gần như có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Các loài lan chủ yếu mọc trên cây cao, sống cộng sinh lâu năm nên được gọi chung là phong lan, bên cạnh đó cũng có các loài mọc trên đất, tức là địa lan. Tại Việt Nam có trên 800 loài lan rừng, ngoài những loài hoa lan mọc hoang dã, lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên, trong đó Đà Lạt là một trong những nơi hoa lan được trồng rộng rãi nhất.
3 mẫu tem của bộ tem “Hoa lan” là các mẫu tem không tràn lề, có kích thước 32 x 43 mm với các giá mặt lần lượt là 2.000 đồng, 2.500 đồng và 17.500 đồng.

bộ tem hoa lan

Bộ tem này được họa sĩ Vũ Kim Liên thiết kế theo phong cách tả thực, tập trung giới thiệu đến độc giả, người yêu tem trong cả nước hình ảnh về 3 loài lan hiện có tại Việt Nam, đó là: Lan Hạc vĩ (tên khoa học: Dendrobium aphyllum (Roxb.) C.Fisch), Lan Kim điệp (Dendrobium chrysotoxum Lindl.) và Lan Nhất điểm hồng (Dendrobium draconis Reichb.f.). Đây cũng là những loài lan chưa được giới thiệu trên tem bưu chính Việt Nam.
Phát hành kèm theo các mẫu tem “Hoa lan” còn có 1 phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC) kích thước 180 x 110 mm. Tem được in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn (có tráng keo mặt sau) tại Công ty In tem Bưu điện, TP.HCM. Thời gian lưu hành trên mạng bưu chính công cộng của bộ tem “Hoa lan” kéo dài từ nay đến 31/12/2014. 

Những bạn yêu thích sưu tập tem và muốn tìm hiểu thông tin về tem hoa lan khác có thể xem thêm bài viết "Bộ tem bưu chính Việt Nam: "Hoa địa lan " phát hành ngày 01-03-2008".

FDC hoa lan
PHONG BÌ NGÀY PHÁT HÀNH ĐẦU TIÊN (FDC)


MAXICARD
lan-kim-diep
Lan Kim điệp (Dendrobium chrysotoxum Lindl.)

lan-hac-vi
Lan Hạc vĩ  (Dendrobium aphyllum (Roxb.) C.Fisch)

Maxxicard lan nhat diem hong
Lan Nhất điếm hồng (Dendrobium draconis Reichb.f.)

Đọc thêm

Bộ Tem bưu chính “Thú linh trưởng Việt Nam” - Hưởng ứng việc kêu gọi bảo tồn thú linh trưởng

Bình luận

Bộ tem bưu chính “Thú linh trưởng Việt Nam” được phát hành là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động bảo tồn loài linh trưởng trên quy mô toàn cầu. Bộ tem là một thông điệp gửi đến mọi người dân cũng như cộng đồng dân cư trên thế giới “Hãy chung tay cùng nhau bảo tồn linh trưởng trước khi chúng có thể bị tuyệt chủng”.
thu linh truong viiet nam
Bộ Tem “Thú linh trưởng Việt Nam” : Voọc mũi hếch; Voọc Cát Bà; Voọc mông trắng; Voọc chà và chân xám

block tem kho lon Vuon den tuyen dong bac
Block tem khổ 65 x 100 mm: Vượn đen tuyền Đông bắc
Được thiết kế bởi họa sĩ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) Đỗ Lệnh Tuấn, bộ tem “Thú linh trưởng Việt Nam” gồm 4 mẫu tem không tràn lề khuôn khổ 31 x 46 mm và 1 blốc tem khuôn khổ 65 x 100 mm.

Bằng việc phác họa sống động hình ảnh các loài linh trưởng trong sinh cảnh tự nhiên, họa sĩ thiết kế bộ tem đã khắc họa được những nét đặc trưng của 5 loài linh trưởng đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng gồm: Voọc mũi hếch; Voọc Cát Bà; Voọc mông trắng; Voọc chà và chân xám; và Vượn đen tuyền Đông bắc. Trên các mẫu tem blốc còn thể hiện logo của Hội nghị Linh trưởng quốc tế lần thứ 25 được tổ chức tại Việt Nam. 
le-phat-hanh-dac-biet
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng thực hiện nghi thức ký, đóng dấu phát hành bộ tem bưu chính "Thú linh trưởng Việt Nam". (Ảnh: Thái Anh)

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao trên thế giới, rất giàu về thành phần loài linh trưởng với 26 loài và phân loài thuộc 3 họ: họ culi, họ khỉ và họ vượn. Trong 26 loài linh trưởng có tại Việt Nam, có 4 loài đặc hữu, 5 loài được liệt kê trong danh mục “25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới” (ở mức độ cực kỳ nguy cấp cần được bảo vệ khẩn cấp).

Theo Danh mục tem bưu chính Việt Nam, tính đến nay, đã có 20 loài linh trưởng được thể hiện trên 13 bộ tem với tổng cộng 31 mẫu và 1 mẫu blốc tem.
 
Mặc dù hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên đã được thành lập trên toàn quốc, song công tác bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: tình trạng suy giảm diện tích và chất lượng sinh cảnh của rừng tự nhiên, nạn khai thác gỗ trái phép, hoạt động săn bắn và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Vì vậy, cần có sự cam kết mạnh mẽ, sự nỗ lực và đầu tư lớn hơn từ cộng đồng quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể và cá nhân vào mục tiêu bảo tồn linh trưởng ở Việt Nam; Bao gồm nâng cao năng lực khoa học cũng như tăng cường thực thi pháp luật nhằm ngăn chặn nạn săn bắt động vật hoang dã (trong đó có linh trưởng) và khai thác trái phép tài nguyên rừng.

Hãy cùng nhau bảo tồn linh trưởng Việt Nam trước khi những loài thú tuyệt vời này có thể bị tuyệt chủng trong tương lai gần.
 
FDC
FDC - block
FDC Thú Linh trưởng Việt Nam (Block)

FDC Thú Linh trưởng Việt Nam
 MAXICARD
maxicard-vooc-mui-hech
Bưu thiếp Voọc mũi hếch

thu linh truong viet nam
Bưu thiếp Voọc Cát Bà

thu linh truong viet nam
Bưu thiếp Voọc chà vá chân xám

thu linh truong viet nam
Bưu thiếp Voọc mông trắng
Đọc thêm

Bộ tem bưu chính về Trần Đại Nghĩa được phát hành nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh của ông (1913 - 1997)

Bình luận
Bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997)" là thành quả của nhóm thiết kế hai họa sĩ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) là Vũ Kim Liên và Võ Lương Nhi. Các họa sĩ đã thể hiện mẫu tem theo phong cách đồ hoạ với hình ảnh nổi bật là chân dung Giáo sư Trần Đại Nghĩa cùng hình ảnh công trình nghiên cứu đặc trưng của ông.

Tran-dai-nghia
Giáo sư, viện sĩ Trần Đại Nghĩa
 Giáo sư - Viện sỹ Trần Đại Nghĩa (1913 - 1997) sinh trưởng tại  tại xã Chánh Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Ông là danh nhân nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà khoa học đã có công chế tạo ra những loại vũ khí cho quân đội góp phần ngăn bước quân thù xâm lăng Tổ quốc. Một trong số đó là Bazooka, một vũ khí chiến thuật trong kháng chiến chống Pháp. Ông chính là người đã đặt nền móng xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam và là nhà khoa học đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong quân hàm Thiếu tướng.

tem-tran-dai-nghia

Tem bưu chính về Giáo sư Trần Đại Nghĩa

Theo VietnamPost, bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Trần Đại Nghĩa (1913-1997)”  được phát hành với tổng sản lượng 6 triệu con tem cước phí tem trên mạng lưới của Bưu điện Việt Nam trên toàn quốc. Tem được in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn có tráng keo mặt sau tại Công ty TNHH một thành viên In tem Bưu điện. Thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng của bộ tem này kéo dài từ nay đến hết ngày 30/6/2015.


 Phong bì ngày đầu tiên (FDC)
FDC







Đọc thêm

TEM BƯU CHÍNH KỶ NIỆM 100 NĂM SINH TRẦN HỮU TƯỚC (1913 – 1983)

Bình luận


bộ tem bưu chính thứ 11 được Bộ TT&TT phát hành trong năm nay, bộ temKỷ niệm 100 năm sinh Trần Hữu Tước (1913 - 1983)” đã được hai họa sĩ của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) là Tô Minh Trang và Nguyễn Du thiết kế theo phong cách đồ họa. Hình ảnh nổi bật trên mẫu tem này là chân dung giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước - một trí thức cách mạng tiêu biểu, một người thầy thuốc mẫu mực, tấm gương sáng về tài năng và y đức của nền y tế Việt Nam; và phần nền phía sau là hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai - nơi gắn liền với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, trị bệnh cứu người của giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước. 
Bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Trần Hữu Tước (1913-1983)”
Giáo sư, Bác sỹ Trần Hữu Tước (1913 - 1983) sinh trưởng phố Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, là giáo sư đầu ngành của nền y học Việt Nam hiện đại. Ông là bác sỹ được đào tạo tại Pháp và trong thế chiến thứ 2 ông tham gia vào hàng ngũ những người yêu nước Pháp, chống lại phát xít Đức. Năm 1946 hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã về nước đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, thúc đẩy sự phát triển nền y học trong nước, đặc biệt là đặt nền móng cho chuyên ngành Tai – Mũi – Họng tại Việt Nam. 

Họa sĩ Tô Minh Trang chia sẻ, ở mẫu tem này, hình tượng chân dung của giáo sư, bác sĩ Trần Hữu Tước đã được các họa sĩ thể hiện bằng bút pháp hiện thực, với màu sắc và hình khối sinh động nhằm khắc họa được cốt cách, thần thái và trí tuệ của ông. 

Tem được in offset nhiều màu trên giấy tiêu chuẩn (có tráng keo mặt sau) tại Công ty In tem Bưu điện, TP.HCM. Thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng của bộ temKỷ niệm 100 năm sinh Trần Hữu Tước (1913 - 1983)” kéo dài từ ngày 13/10/2013 đến ngày 30/6/2015. 

Phong bì ngày đầu tiên:
Ngày phát hành đầu tiên tại Hà Nội
Ngày phát hành đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh
Bưu thiếp cực đại 


http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/tem-ky-niem-100-nam-sinh-tran-huu-tuoc.html

Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2013, dự kiến Bộ TT&TT sẽ phát hành 2 bộ tem bưu chính nữa, đó là bộ tem chuyên đềTết Giáp Ngọ” gồm 2 mẫu tem và bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh (1914-1967)” gồm 1 mẫu tem. Trong đó, bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh (1914-1967)” sẽ được phát hành theo nghi thức phát hành đặc biệt vào ngày 31/12/2013 tại tỉnh Thừa Thiên Huế - quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. 
Xem thêm về  bộ tem “Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh (1914-1967)”
Đọc thêm

Tem bưu chính kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh (1914 -1967)

Bình luận
Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên - Huế, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Ðảng, vị tướng tài đức vẹn toàn của quân đội, nhà quản lý nông nghiệp giỏi giang. 
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trao tặng mẫu tem cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đại diện gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là người đã có đóng góp lớn cả trong thời kỳ chống Pháp lẫn chống Mỹ. Người đã dành trọn tâm huyết, tài năng của mình cho mặt trận quân sự, mặt khác, người còn là một nhà chiến lược, một nhà lý luận và đặc biệt, rất gắn bó với người nông dân trên mặt trận sản xuất nông nghiệp trong những thời điểm vô cùng khó khăn.
Tầm nhìn chiến lược của Đại tướng được thể hiện qua những câu nói mang tính chất đường lối chính trị rõ nét, định hướng cho từng thời điểm của cuộc kháng chiến, như trong sự nghiệp chống Mỹ, Đại tướng đã đặt ra vấn đề "nắm lấy thắt lưng địch mà đánh", tức là tìm Mỹ mà đánh, tìm Ngụy mà diệt. Đó không chỉ là một tuyên ngôn mà còn là hành động, là sự quyết tâm, chỉ đạo đối với quân và dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. 
 
Để tôn vinh công lao to lớn của Ông, ngày 31/12/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức phát hành đặc biệt bộ tem: "Kỷ niệm 100 năm sinh Nguyễn Chí Thanh (1914 -1967)", gồm 1 mẫu, giá mặt 2.000đ. 
Phong bì ngày đầu tiên: 
http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/tem-ky-niem-100-nam-sinh-nguyen-chi.html

Bộ tem do họa sĩ Tô Minh Trang, tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Mẫu tem khắc họa hình tượng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, một lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, trên nền những lá cờ Quyết thắng thể hiện ý tưởng chiến công nối tiếp chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam với những đóng góp lớn lao của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
Bộ tem được phát hành tại Thừa Thiên Huế theo nghi thức phát hành đặc biệt.

Đọc thêm

Bộ tem bưu chính Nhạc cụ dân tộc Việt Nam 2013

Bình luận


Ngày 15/7/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định phát hành bộ tem chuyên đề "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (bộ 1)" với 3 mẫu tem, giới thiệu hình ảnh 3 loại nhạc cụ gồm: Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put.
Bộ tem chuyên đề "Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (bộ 1)"

Nhạc cụ dân tộc Việt Nam (bộ 1) là bộ tem bưu chính thứ sáu và là bộ tem chuyên đề thứ năm được Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành trong năm 2013. Bộ tem do hai họa sĩ Đỗ Lệnh Tuấn và Võ Lương Nhi (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế theo phong cách tả thực nhưng được chắt lọc, khái quá hóa cao, tập trung giới thiệu 3 loại nhạc cụ đặc trưng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.


Ta lư là nhạc cụ dây, phổ biến trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Đàn ta lư không có hình dáng chuẩn mực. Nó có thể làm bằng một khúc gỗ, một ống tre hay một đoạn tre gốc đính cả tre. Theo truyền thống của người Vân Kiều, đàn ta lư do nam giới sử dụng. Họ dùng nhạc cụ này trong lúc coi lúa trong chòi canh, lúc nghỉ ngơi trên nương hay lúc dạo chơi trong bản.

dan ta lu
Mã số 3597Tên 3-1: Đàn Ta lưGiá mặt (VNĐ) 2.000Kích thước (mm) 32 x 43
K'loong pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. K'lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa.
Mã số 3598Tên 3-2: Đàn Kloong putGiá mặt (VNĐ) 4.500Kích thước (mm) 43 x 32
 Goong là loại nhạc cụ họ dây chi gẩy phổ biến trong một số dân tộc sống ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Goong là nhạc cụ do nam giới sử dụng, thường dùng để diễn lại những bài của cồng chiêng bằng hình thức độc tấu. Đôi khi, họ sử dụng goong để đệm hát. Ngày nay, ngoài đệm hát và độc tấu, người ta còn sử dụng 2 -3 chiếc đàn goong để đánh đồng âm cùng một lúc. Trên sân khấu chuyên nghiệp, người ta còn hòa tấu đàn goong với những nhạc cụ của dàn nhạc nhẹ.
Mã số 3599Tên 3-3: Đàn GoongGiá mặt (VNĐ) 12.000Kích thước (mm) 32 x 43
 Người sư tập và người chơi tem có thể thu thập và tìm mua trọn bộ bộ tem này và các ấn phẩm kèm theo, bao gồm: 
Phong bì ngày đầu tiên:
http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/bo-tem-nhac-cu-dan-toc-viet-nam-2013.html

  Bưu thiếp cực đại: 
http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/bo-tem-nhac-cu-dan-toc-viet-nam-2013.html

http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/bo-tem-nhac-cu-dan-toc-viet-nam-2013.html

http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/bo-tem-nhac-cu-dan-toc-viet-nam-2013.html




























Đọc thêm

Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh - Từ hiện thực đi vào những con tem

Bình luận
Tháng 7 vừa qua, công ty Tem Việt Nam phát hành Bộ tem Kiến trúc và phong cảnh Việt Nam gồm 3 địa điểm là Ngọ Môn Cố đô Huế, Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh, Bưu điện TP Hồ Chí Minh. 
Ở những bài viết trước đây, tôi đã giới thiệu về 2 trong 3 địa điểm trên. Trong bài viết hôm nay, tôi xin giới thiệu về Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh.

Nằm trên đường Đồng Khởi, quận 1, đây là một trong ba nhà hát lớn được Pháp xây dựng cùng giai đoạn. Năm 1898, Nhà hát Lớn TP HCM được khởi công và khánh thành năm 1900.

Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh xưa



Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh nay
 Nhà hát lớn Sài Gòn là một đối trọng về mặt kiến trúc với Nhà hát lớn Hà Nội (cất năm 1911, kiến trúc theo mẫu Đại hí viện Garnier tại Paris, 900 chỗ ngồi, kiến trúc sư Broger et Harloy). Nhà hát Sài Gòn giữ riêng nét đặc thù có một không hai. Tác giả của tòa kiến trúc này là các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret xây dựng năm 1900 theo lối kiến trúc "flamboyant" của thời Đệ tam cộng hòa Pháp. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp. Thiết kế bên trong tân tiến với đầy đủ thiết bị cho âm thanh và ánh sáng. Ngoài tầng trệt còn 2 tầng lầu tổng cộng 1800 chỗ ngồi. Toàn bộ các mẫu trang trí, phù điêu mặt tiền và nội thất đều được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ 19 và gửi từ Pháp qua.

Dưới đây là  hình ảnh thu nhỏ về Nhà hát lớn trong 2 con tem mới phát hành:

Tem mệnh giá 6500đ
Tem Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh - 6500đ
tem mệnh giá 8000đ
Tem Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh - 8000đ
Tuy vậy, về phần trang trí ở mặt tiền nhà hát cũng có nhiều lời chỉ trích. Theo phong cách Đế Quốc (sau được trang trí thêm theo phong cách Beaux Arts, rồi giản tiện hóa kiểu Art Deco) , mặt tiền nhà hát được trang trí nhiều phù điêu và tượng đắp nổi (giống như Tòa Thị chính), nên bị chỉ trích là khá rườm rà và rối rắm. Vì vậy vào năm 1943, một số chi tiết trang trí này đã bị dỡ bỏ nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Vào năm 1998, nhân dịp kỷ niêm 300 thành lập Thành phố Sài Gòn, chính quyền đương thời phục hồi chức năng củ là nhà hát thành phố củng như đã cho phục hồi một số trang trí như tượng 2 nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn... trong đợt cải tạo và nâng cấp nhà hát. Tổng kinh phí trùng tu phục chế vào khoảng 25 tỉ đồng thời giá bấy giờ.

Nhà hát lớn TP Hồ Chí Minh cũng đã trải qua rất nhiều lần trùng tu, sửa chữa ngay từ khi được xây dựng cho đến nay. 

Sau khi chiếm được Nam Kỳ, năm 1863, chính quyền Pháp đã mời một đoàn hát sang biểu diễn tại Sài Gòn để mua vui cho lính viễn chinh Pháp. Lúc đầu, đoàn biểu diễn tạm tại nhà gỗ của dinh Thủy sư đề đốc tại Công trường Đồng Hồ (Place de l"Horloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay). Sau đó, một nhà hát tạm được lập ở vị trí Khách sạn Caravelle ngày nay. Năm 1898, Nhà hát lớn được khởi công ngay cạnh nhà hát cũ và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.
http://sacmautemviet.blogspot.com/2014/10/nha-hat-lon-tp-ho-chi-minh-tu-hien-thuc.html

Giữa hai cuộc Thế chiến thứ nhấtThế chiến thứ hai, việc đem gánh hát từ Pháp sang đây biểu diễn hoàn toàn do sự trợ cấp của chính quyền thành phố. Tuy có dự định nơi đây sẽ trở thành một khu trung tâm giải trí dành riêng cho những nhân vật sang trọng, nhưng Nhà Hát Tây càng ngày càng mất khách, vì các tay ăn chơi bị các hộp đêm, các quán ăn có nhạc và khiêu vũ giúp vui thu hút hầu hết... Sau thời gian đầu hoạt động sôi nổi, nhà hát chỉ còn sinh hoạt cầm chừng với các buổi ca hát, hòa nhạc và cải lương. Do có nhiều chỉ trích về kiến trúc rườm rà và chi phí tổ chức tốn kém, nên chính quyền thành phố đã từng có ý định chuyển nhà hát thành nơi hòa nhạc (Salle de Concert). Tuy nhiên, ý định này đã không được thực hiện. Thay vào đó, năm 1943 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Tuy nhiên, vào năm 1944, nhà hát bị phi cơ Đồng Minh oanh tạc, làm hư hại hại nặng, phải ngưng hoạt động.

Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, do hoàn cảnh chiến tranh, nhà hát không được tu bổ nhiều. Năm 1954, nơi đây được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho các thường dân Pháp từ miền Bắc di cư vào Nam theo Hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ cải tạo nhưng lại được sử dụng với chức năng tòa Trụ sở Quốc hội (sau gọi là Hạ nghị viện) của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Sau năm 1975, Nhà hát được trả lại chức năng ban đầu là tổ chức biểu diện nghệ thuật. Năm 1998, nhân dịp 300 năm khai sinh Thành phố Sài Gòn, chính quyền thành phố đã cho tu bổ lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu, với một số trang trí, điêu khắc nổi ở mặt tiền nhà hát như tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa... được phục chế.

Hội đồng nhân dân thành phố đả phê chuẩn một dự án tân trang nhà hát vào tháng 11 năm 2007, kinh phí trù liệu là 1,6 tỉ đồng. Trong chương trình nầy, nhửng bộ phần kiến trúc trùng tu dược liệt kê như sau:

* Mái ngói với nhửng vật liệu chế tạo đúng theo khuông mẩu của thời đó (1900).
* Thay ghế ngồi bằng ghế đệm (giảm số ghế từ 559 xuống 500 chổ ngồi).
* Thay gạch lót đất.
* Trùng tu các tượng phía trong nhà hát.
* Trùng tu các điêu khắc nổi trên tường và các tượng theo đúng mẩu ban đầu.

Công ty tổ chức các buổi trình diển văn nghệ đả nhận 160.000 € trợ cấp của thành phố Lyon (Pháp) để thiết bị hệ.
Đọc thêm

Bưu điện TP Hồ Chí Minh - Dấu ấn của thời gian

Bình luận


Bưu điện trung tâm TP Hồ Chí Minh hay còn gọi là Bưu điện trung tâm Sài Gòn, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách chiết trung trong khoảng 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. 
buu dien truoc day
Bưu điện thành phố trước đây
 Ðể thiết lập hệ thống thông tin liên lạc ngay sau khi chiếm thành Gia  Ðịnh, ngày 11-11-1860, Pháp đã cho khởi công xây dựng Nhà dây thép Sài Gòn, ngay vị trí trung tâm thành phố. Kiến trúc sư thiết kế tòa nhà này là Guy-xtáp Ép-phen, một kiến trúc sư danh tiếng đã thiết kế Tháp Eiffel, tượng Nữ thần Tự do, cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền... Ông Nguyễn Văn Trung đã trở thành người Việt Nam đầu tiên là Giám đốc Sở dây thép Sài Gòn. Ngày 13-1-1863, Nhà dây thép Sài Gòn chính thức khánh thành, đồng thời phát hành "con cò" (người Sài Gòn xưa gọi con tem là con cò), đây là con tem đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. "Con cò" Ðông Dương in hình con Phượng Hoàng, biểu tượng của Vua Na-pô-lê-ông Ðệ Tam, có giá từ 0,1 đến 4 phờ-răng. Năm 1864, những lá thư đầu tiên có dán "con cò" đã được gửi từ Sài Gòn ra thế giới. Vào ngày 22-3-1888, đường dây thép (điện tín) dài 2.000 km, xuyên Bắc Nam, nối Sài Gòn - Quy Nhơn - Ðà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội đã được thông suốt. Ðến năm 1889, thêm một đường dây điện báo nối Sài Gòn - Băng Cốc (Thái-lan), chuyên phục vụ giới thương gia buôn bán, khai thác thuộc địa. Chưa khai thác được bao lâu, bưu điện đã bị quá tải và năm 1886, Bưu điện Sài Gòn được cho khởi công xây dựng lại theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Vin-lơ-đi-ơ (người Pháp). Năm 1891, trụ sở mới (như ngày nay ta thấy) chính thức khánh thành. Bắt đầu từ ngày 1-7-1894, những máy điện thoại đầu tiên của người dân Sài Gòn xuất hiện, liên lạc qua tổng đài Nhà dây thép, và hệ thống thông tin liên lạc này được khai thác, nâng cấp liên tục cho đến tận ngày nay.

Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.
Bưu điện thành phố ngày nay




Bưu điện thành phố trên tem bưu chính
Vào phía trên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936. 
ve dep ben trong buu dien
Vẻ đẹp bên trong bưu điện

Tòa nhà nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà, và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tương tác sinh động đẹp mắt cho tâm điểm của Sài Gòn ngày nay.

Bưu điện TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 170 bưu cục trên địa bàn. Năm 2002, Bưu điện TP vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc thêm